Nội dung website sẽ được cập nhật, bổ sung đầy đủ trong thời gian sớm nhất.

Danh mục bài học CS6

Những bài cơ bản nhất trong Photoshop CS6, xem tại link này:
Nhập môn photoshop

Các lệnh về chỉnh sửa màu sắc cho file ảnh xem trong link này:
Hiệu chỉnh màu sắc

Các lệnh và công cụ về cắt ghép, xử lý ảnh xem ở link này:
Xử lý hình ảnh

Các vấn đề khác có liên quan đến Photoshop, hình ảnh xem ở đây:
Các vấn đề khác

Feather là gì và sử dụng nó thế nào?

Bài này các bạn sẽ được giải thích rõ về Feather xem nó là gì và cách sử dụng nó như thế nào trong photoshop (các phiên bản CS6, CS5, CS4, CS3…)

Khuyến nghị: Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về xử lý hình ảnh hoặc thiết kế đồ họa bằng phần mềm photoshop cs6 và bạn muốn học trực tuyến trên mạng (học online), bạn đã tìm ra trang web của chúng tôi qua các công cụ tìm kiếm nội dung trên internet, để có thể theo dõi nội dung các bài hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết nhất chúng tôi khuyên bạn bắt đầu tìm hiểu từ bài đầu tiên trong nhóm các bài lý thuyết cơ bản sau đó mới đến các bài hiệu chỉnh màu sắcxử lý ảnh. Nếu đã biết cơ bản, bạn có thể bỏ qua khuyến nghị này.

Trong hầu hết các công cụ tạo vùng chọn đều có tùy chọn cho phép chúng ta chọn gía trị Feather. Mặc định ban đầu Feather =0. Vậy Feather dùng để làm gì, nó có tác dụng gì trong xử lý ảnh.

Minh họa có và không có Feather
Minh họa có và không có Feather
Một ví dụ đơn giản để dể hình dung: bạn hãy tạo mới một file có nền màu trắng kích thước khoảng 800px x 600px, độ phân giải 72pixels/inch xong bạn chọn công cụ Rectangular Marquee rồi vẽ một vùng chọn trên file này (vùng chọn vừa thôi nhé, đừng lớn quá, đừng úa nhỏ). Tiếp theo bạn bấm phím Shift – F6 để mở cửa sổ Feather sau đó nhập giá trị Feather là 5px rồi bấm phím Alt-Delete để tô màu Foreground cho vùng chọn vừa tạo, trước khi bấm phím Alt-Delete bạn nên chọn lại màu Foreground là màu đỏ cho dể nhìn. Tiếp tục lập lại các bước trên để vẽ vùng chọn thứ 2 kế bên vùng chọn ban đầu và cũng tô màu đỏ cho nó nhưng lần này chọn Feather là 0px (thực tế nó sẽ yêu cầu bạn nhập feather=0.1). Tiếp theo nữa bạn tạo vùng chọn thứ 3 rồi tô màu đỏ nhưng lần này chọn Feather là 15px.

Từ trái qua phải Feather lần lượt là 5;  0.1;  15
Bạn sẽ thấy ở trường hợp 1 thì đường biên của hình tứ giác bị nhòe 1 ít, trường hợp 2 thì sắc nét không bị nhòe, trường hợp 3 thì bị nhòe khá nhiều.

Vậy khi tạo Feather cho một đối tượng với giá trị càng cao thì đường biên của đối tượng đó càng bị nhòe nên khu vực đó sẽ hòa lẫn với lớp bên dưới.

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta gán một giá trị Feather cho đối tượng để có kết quả ghép hình ảnh trung thực hơn. Ví dụ bạn cắt hình người mẫu áo tắm hay hình gì đó để ghép qua nền background khác thì khi cắt bạn cho Feather khoảng bằng 1 hoặc 2 tùy bức ảnh, khi đó bạn sẽ thấy kết quả trung thực hơn so với không có feather.

Khi bạn tạo ra một vùng chọn bằng bât kỳ công cụ nào thì trên thanh tùy chọn của nó cũng có hộp thông số để bạn nhập vào một giá trị Feather (mặc định là Feather=0), bạn phải chọn Feather trước rồi mới tạo vùng chọn , nếu đã tạo vùng chọn rồi mới nhập Feather thì không có tác dụng, nó chỉ có hiệu lực cho lần tạo tiếp theo.

Khi đã tạo vùng chọn chưa có Feather, nếu muốn gán một giá trị Feather cho chính vùng chọn đó thì bạn bấm phím Shift – F6 hoặc chọn lệnh từ Menu: Select\Modify\Feather sau đó nhập một giá trị vào cửa sổ Feather.

Bạn đã hiểu dùng feaher để làm gì rồi đúng không và khi thực hành nhiều bạn sẽ có kinh nghiệm để tự quyết định một giá trị feather khoảng bao nhiêu là phù hợp nhất đối với từng file ảnh cụ thể.

Bạn muốn xem gì để chúng tôi chia sẽ? + Bạn là người mới nhập môn photoshop, đề nghị học thật kỹ các bài căn bản nhất.
+ Bạn muốn xem cách chỉnh sửa màu sắc như thế nào xem liên kết này.
+ Bạn muốn biết cách dùng các công cụ xử lý ảnh đừng bỏ qua mục này.
+ Bạn muốn xem hướng dẫn thực hành để nâng cao kỹ năng, nó ở đây.
+ Bạn muốn xem hết các video clip thì cũng...được.

No comments:

Post a Comment