Photoshop CS6 – Tự học toàn tập là một Blog cá nhân được thành lập để cung cấp những bài hướng dẫn lý thuyết dành cho những bạn yêu thích phần mềm “đỉnh cao” này. Với mục đích hổ trợ các bạn trong việc học photoshop online, các bài hướng dẫn trên Blog sẽ được trình bày một cách rõ ràng, cụ thể nhất đáp ứng yêu cầu tự học của các bạn. Để có thể sử dụng thành thạo và đi tới chuyên nghiệp thì không có con đường nào khác ngoài việc phải hiểu rõ và thực hành thật nhiều. Có thao tác nhiều mới thấy có nhiều vấn đề “phức tạp” phát sinh và từ đó mới có kinh nghiệm xử lý. Việc cho ra đời một sản phẩm nghệ thuật đặc sắc, một bức ảnh số tuyệt vời, một giao diện website độc đáo…thông qua phần mềm photoshop phụ thuộc hoàn toàn vào người thao tác chứ không phải do chính phần mềm này tự tạo ra. Là một công cụ tuyệt vời nhưng quan trọng nhất là người sử dụng công cụ điều khiển nó ra sao mà thôi. Mong rằng Webblog này sẽ là bạn đồng hành của tất cả những ai yêu thích môn xử lý ảnh số.
Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng công cụ Brush (Brush Tool) trong photoshop cs6 để xem nó hoạt động thế nào.
Nhóm này có 4 công cụ là Brush, Pencil, Color Replaceement và Mixer Brush. Công cụ Pencil cũng gần giống như Brush nên sẽ không đề cập đến, các công cụ còn lại sẽ nói đến trong bài khác.
Khuyến nghị: Nếu bạn là người mới
bắt đầu tìm hiểu về xử lý hình ảnh hoặc thiết kế đồ họa bằng phần mềm
photoshop cs6 và bạn muốn học trực tuyến trên mạng (học online), bạn đã
tìm ra trang web của chúng tôi
qua các công cụ tìm kiếm nội dung trên internet, để có thể theo dõi nội
dung các bài hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết nhất chúng tôi
khuyên bạn bắt đầu tìm hiểu từ bài đầu tiên trong nhóm các bài lý thuyết cơ bản sau đó mới đến các bài hiệu chỉnh màu sắc và xử lý ảnh. Nếu đã biết cơ bản, bạn có thể bỏ qua khuyến nghị này.
Công cụ Brush trong photoshop cs6
Như tên gọi của nó, công cụ này là một cây cọ dùng để sơn vẽ lên file ảnh, trong trang web này sẽ dùng từ “tô vẽ”. Nét vẽ lớn hay nhỏ, tròn hay là một hình dạng kỳ lạ nào đó là do chúng ta tùy chọn.
Màu sắc dùng để vẽ là màu Foreground., muốn đổi màu sơn thì bạn đổi màu Foreground. Việc “tô vẽ” cũng giống như bạn cầm cây cọ để sơn lên tường vậy, nhấp giữ chuột rồi rê lên file ảnh để tô màu.
Sau khi chọn công cụ Brush, bạn sẽ thiết lập một số thông số trên thanh tùy chọn trước khi sơn:
Thanh tùy chọn công cụ brush
- Nút 1 (trên hình minh họa): Dùng để xác lập kích thước và đường viền (biên) của cọ, nhấp vào nút này sẽ bung ra cửa sổ. Bạn thay đổi kích thước cọ trong khung Size, thay đổi đường biên nét cọ trong khung Hardness. Hardness là 100% thì đường bên sẽ sắc cạnh, là 0% thì đường biên sẽ bị làm nhòe để hòa lẫn vào đối tượng mà chúng ta đang tô lên. Hoặc bạn có thể chọn một loại cọ nào đó được photoshop tạo sẵn cũng trong cửa sổ này.
- Nút 2: Chọn một chế độ hòa trộn để tạo hiệu ứng khác nhau, mặc định là Normal là không hòa trộn với đối tượng mà chúng ta đang tô vẽ lên nó.
- Nút 3: Xác lập “độ đục” cho nét vẽ. Nếu Opacity là 100% tức là đục hoàn toàn, màu sắc nhìn thấy như nguyên bản. Nếu Opacity là 1% thì trong suốt gần như hoàn toàn, không còn nhìn thấy màu sơn nữa.
Tuy công cụ này đơn giản từ cách sử dụng cho đến các tùy chọn, nhưng ứng dụng của nó thì khá quan trọng. Có thể dùng Brush để phục hồi lại một phần trạng thái cũ trong quá trình xử lý hình ảnh, cũng có thể dùng Brush để tạo mặt nạ (nếu cần bạn hãy xem lại bài mặt nạ là gì ) bảo vệ một vùng nào đó trên file ảnh khỏi bị tác động trong quá trình chỉnh sửa.
Bài này các bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết để hiểu rõ thế nào là layer và cách sử dụng các chức năng trong Layers Panel.
Photoshop cs6 nói riêng và các phiên bản cũ hơn như CS3, CS4, CS5... đều cho phép quản lý đối tượng trên từng lớp hay còn gọi là layer. Việc quản lý đối tượng trên từng lớp như thế sẽ giúp người sử dụng dể dàng chỉnh sửa, xử lý đối tượng mà không làm ảnh hưởng đến đối tượng khác. Việc nắm rõ các chức năng, cách tổ chức trên bảng layer là khá quan trọng nên các bạn cố gắng hiểu cho thật rõ.
Khuyến nghị: Nếu bạn là người mới
bắt đầu tìm hiểu về xử lý hình ảnh hoặc thiết kế đồ họa bằng phần mềm
photoshop cs6 và bạn muốn học trực tuyến trên mạng (học online), bạn đã
tìm ra trang web của chúng tôi
qua các công cụ tìm kiếm nội dung trên internet, để có thể theo dõi nội
dung các bài hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết nhất chúng tôi
khuyên bạn bắt đầu tìm hiểu từ bài đầu tiên trong nhóm các bài lý thuyết cơ bản sau đó mới đến các bài hiệu chỉnh màu sắc và xử lý ảnh. Nếu đã biết cơ bản, bạn có thể bỏ qua khuyến nghị này.
Ví dụ các bạn có bức ảnh chân dung một cô người mẫu, bạn muốn chỉnh sửa tròng đen của đôi mắt thành màu xanh ngọc thì các bạn sẽ tách phần tròng đen đó ra thành một layer riêng rồi chỉnh sửa trên layer này nên không làm ảnh hưởng đến bức ảnh.
Có thể tạm định nghĩa thế này: Layer là một mặt phẳng rất rộng và trong suốt (như một tấm phim trong) trên đó cho phép bố trí một hoặc nhiều đối tượng hoặc không có đối tượng nào. Các đối tượng ở đây, trong photoshop, được hiểu là các hình dạng hình học, văn bản, hình ảnh (chân dung, phong cảnh…)
Mô hình để hình dung về Layer troong photoshop cs6
Photoshop cho phép tạo ra nhiều layer, số lượng layer của một file ảnh là không hạn chế, càng nhiều layer thì dung lượng file càng lớn, chúng ta hình dung như nhiều tấm phim trong suốt được xếp chồng lên nhau, lớp dưới cùng gọi là lớp background.
Ví dụ bạn đi chụp X quang phổi thì trên tấm phim đó người ta có ghi tên tuổi của bạn vậy thì tấm phim trong suốt đó đại diện cho layer, tên tuổi bạn trên phim là một đối tượng (văn bản) và hình ảnh phổi của bạn là một đối tượng (hình ảnh).
Điều đặc biệt là photoshop cho phép kiểm soát độ trong suốt (opacity)của các đối tượng, độ trong suốt có giá trị từ 0% (trong suốt) đến 100% (đục hoàn toàn). Dĩ nhiên đối lập với “trong” là “đục” đúng không, dùng từ như vậy cho dể hiểu.
Khi một đối tượng ở layer bên trên có opacity là 100% tức là đục hoàn toàn thì ngay vị trí đó chúng ta không nhìn thấy đối tượng ở layer bên dưới nó, nếu opacity = 50% (trong suốt 50%) thì nhìn thấy đối tượng ở layer bên dưới nhưng hơi “mờ mờ còn nếu opacity = 0% (trong suốt hoàn toàn)thì nhìn rõ các đối tượng ở layer bên dưới.
Khi thay đổi Opacity thì các đối tượng trên cùng layer sẽ có opacity như nhau.
Tất cả thông số, chỉnh sửa liên quan đến đối tượng và layer đều thông qua Layers Panel. Trên bảng này chúng ta có thể tạo, đổi tên, xóa, di chuyển…layer.
Ngoài ra trên Layer Panel còn có rất nhiều nút chức năng khác nữa, chúng ta sẽ lần lươt tìm hiểu sau.
Layer panel trong photoshop
Ý nghĩa của các nút chức năng trên như sau đây:
- Lọc hiển thị layer: Dùng để lọc ra một số layer cùng loại, các layer khác tạm thời ẩn đi để chúng ta nhìn không bị rối.
- Chọn chế độ hòa trộn: Mặc định là Normal - không hòa trộn, nếu chọn một chế độ khác thì sẽ hòa trộn với lớp bên dưới tạo ra hiệu ứng khác nhau.
- Chọn khóa một số chức năng: Cho phép khóa một số chức năng như khóa Brush: không cho tô vẽ lên layer, khóa Move: không cho di chuyển layer…
- Ẩn hiện layer: Cho phép ẩn hoặc hiện một layer, biểu tượng con mắt là đang hiện.
- Hình thumbnails: Hình đại diện thu nhỏ của layer.
- Liên kết layer: Dùng liên kết các lớp lại với nhau để di chuyển cùng lúc.
- Điều khiển độ trong suốt: Thay đổi độ trong suốt của đối tượng trên layer, 0% là trong suốt hoàn toàn, 100% là đục hoàn toàn.
- Tên layer: Mặc định là layer 1, layer 2…có thể thay đổi tùy ý.
- Các layer đang được chọn: khi một layer được chọn sẽ có màu xanh xám như hình minh họa
- Tạo layer: Cho phép tạo ra một layer trống trong suốt.
Bài này các bạn sẽ được giải thích rõ về Feather xem nó là gì và cách sử dụng nó như thế nào trong photoshop (các phiên bản CS6, CS5, CS4, CS3…)
Khuyến nghị: Nếu bạn là người mới
bắt đầu tìm hiểu về xử lý hình ảnh hoặc thiết kế đồ họa bằng phần mềm
photoshop cs6 và bạn muốn học trực tuyến trên mạng (học online), bạn đã
tìm ra trang web của chúng tôi
qua các công cụ tìm kiếm nội dung trên internet, để có thể theo dõi nội
dung các bài hướng dẫn một cách đầy đủ và chi tiết nhất chúng tôi
khuyên bạn bắt đầu tìm hiểu từ bài đầu tiên trong nhóm các bài lý thuyết cơ bản sau đó mới đến các bài hiệu chỉnh màu sắc và xử lý ảnh. Nếu đã biết cơ bản, bạn có thể bỏ qua khuyến nghị này.
Trong hầu hết các công cụ tạo vùng chọn đều có tùy chọn cho phép chúng ta chọn gía trị Feather. Mặc định ban đầu Feather =0. Vậy Feather dùng để làm gì, nó có tác dụng gì trong xử lý ảnh.
Minh họa có và không có Feather
Một ví dụ đơn giản để dể hình dung: bạn hãy tạo mới một file có nền màu trắng kích thước khoảng 800px x 600px, độ phân giải 72pixels/inch xong bạn chọn công cụ Rectangular Marquee rồi vẽ một vùng chọn trên file này (vùng chọn vừa thôi nhé, đừng lớn quá, đừng úa nhỏ). Tiếp theo bạn bấm phím Shift – F6 để mở cửa sổ Feather sau đó nhập giá trị Feather là 5px rồi bấm phím Alt-Delete để tô màu Foreground cho vùng chọn vừa tạo, trước khi bấm phím Alt-Delete bạn nên chọn lại màu Foreground là màu đỏ cho dể nhìn. Tiếp tục lập lại các bước trên để vẽ vùng chọn thứ 2 kế bên vùng chọn ban đầu và cũng tô màu đỏ cho nó nhưng lần này chọn Feather là 0px (thực tế nó sẽ yêu cầu bạn nhập feather=0.1). Tiếp theo nữa bạn tạo vùng chọn thứ 3 rồi tô màu đỏ nhưng lần này chọn Feather là 15px.
Từ trái qua phải Feather lần lượt là 5; 0.1; 15
Bạn sẽ thấy ở trường hợp 1 thì đường biên của hình tứ giác bị nhòe 1 ít, trường hợp 2 thì sắc nét không bị nhòe, trường hợp 3 thì bị nhòe khá nhiều.
Vậy khi tạo Feather cho một đối tượng với giá trị càng cao thì đường biên của đối tượng đó càng bị nhòe nên khu vực đó sẽ hòa lẫn với lớp bên dưới.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta gán một giá trị Feather cho đối tượng để có kết quả ghép hình ảnh trung thực hơn. Ví dụ bạn cắt hình người mẫu áo tắm hay hình gì đó để ghép qua nền background khác thì khi cắt bạn cho Feather khoảng bằng 1 hoặc 2 tùy bức ảnh, khi đó bạn sẽ thấy kết quả trung thực hơn so với không có feather.
Khi bạn tạo ra một vùng chọn bằng bât kỳ công cụ nào thì trên thanh tùy chọn của nó cũng có hộp thông số để bạn nhập vào một giá trị Feather (mặc định là Feather=0), bạn phải chọn Feather trước rồi mới tạo vùng chọn , nếu đã tạo vùng chọn rồi mới nhập Feather thì không có tác dụng, nó chỉ có hiệu lực cho lần tạo tiếp theo.
Khi đã tạo vùng chọn chưa có Feather, nếu muốn gán một giá trị Feather cho chính vùng chọn đó thì bạn bấm phím Shift – F6 hoặc chọn lệnh từ Menu: Select\Modify\Feather sau đó nhập một giá trị vào cửa sổ Feather.
Bạn đã hiểu dùng feaher để làm gì rồi đúng không và khi thực hành nhiều bạn sẽ có kinh nghiệm để tự quyết định một giá trị feather khoảng bao nhiêu là phù hợp nhất đối với từng file ảnh cụ thể.